PH Ụ  LỤC   5:   Quan  h ệ đố i  tác   trong  Đ ánh   giá   nghèo   theo   vùng  

Một phần của tài liệu Tài liệu Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại TPHCM pptx (Trang 57 - 69)

nhóm người nghèo mới bao gồm các hộ/ người nhập cư nghèo cho đến nay vẫn còn  nằm ngoài các kế hoạch ngắn và dài hạn của các chương trình giảm nghèo. Do  đó,  nhóm nghiên cứu đề nghị là cần có sự điều chỉnh cách thức lập kế hoạch, theo hướng  đi từ dưới lên, có sự tham gia của người dân (trong đó có cả các nhóm dân không phải  là thường trú) và cấp chính quyền cơ sở, dựa vào số liệu cập nhật hoá nhanh, kịp thời  hơn để tính đến và tính đủ số dân cư mới, không phân biệt tình trạng cư trú.  

Một sốđề xuất về các giải pháp đáp ứng nhu cầu người nhập cư

Trong quá trình thảo luận về di dân và các thách thức, cơ hội có từ các dòng người  nhập cư vào TPHCM, nhiều cán bộ chính quyền, đoàn thể thường nêu lên đề xuất cần  có nhiều hơn sự đầu tư của chính phủ vào các tỉnh kém phát triển, bằng cách mở ra  các khu công nghiệp mới, cùng lúc có nhiều hơn các giải pháp khuyến khích mở rộng  các khu công nghiệp hiện có quanh TPHCM, thay vì chỉ tập trung vào các Thành phố  lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Theo họ, đây mới là sự giải quyết căn cơ, từ gốc  việc nhập cư vào TPHCM. Chỉ có tạo ra các lực hút mới  để chia xẻ lực hút vào  TPHCM mới mong hạn chế được sự nhập cư vượt quá tầm kiểm soát như hiện nay.  Điều khác biệt so với các lần đánh giá nghèo trước đây là hầu như không còn nhiều  người tin vào hiệu lực của các biện pháp hành chính, hay gây khó khăn trong đăng ký  nhân hộ khẩu hay cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản. Không ít người thừa nhận rằng  dù có hay không sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, dù dễ hay khó khi tiếp xúc  với công an thì người nhập cư vẫn đến, một khi còn khoảng cách chênh lệch lớn giữa  TPHCM và các tỉnh nghèo, giữa khu vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ và khu  vực nông nghiệp (nhóm lãnh đạo chính quyền và đoàn thể huyện Bình Chánh).    

Đầu tư vào công tác khuyến nông và mối quan hệ “ba nhà” (nhà nông, nhà khoa học  và doanh nghiệp) hay “bốn nhà” (ba nhà trên cộng thêm nhà ngân hàng) để phát triển  nông nghiêp bền vững, tăng giá trị nông sản hàng hóa trên một đơn vị diện tích cũng  được một số người tham gia thảo luận nêu ra, như là một trong các đề xuất giải pháp  của hạn chế nhập cư vào TPHCM và các Thành phố lớn nói chung (nhóm doanh  nghiệp thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh và nhóm chính quyền ban ngành đoàn thể  huyện Bình Chánh). 

Phần 6: Di dân và các Vấn đềĐô thị

Riêng đối với những người nhập cư có ý định định cư lâu dài ở TPHCM, dường như  vẫn còn nhiều điều cần tiếp tục thảo luận. Trước hết, có lẽ cần giải quyết thoả đáng và  thống nhất từ trong nhận thức rằng người nhập cư có quyền được hưởng và các nhà  quản lý có trách nhiệm, chấp thuận cam kết hay không việc cung ứng các dịch vụ xã  hội cơ bản cho người nhập cư, một cách ngang bằng với người tại chỗ, không tính đến  tình trạng cư trú, mà cụ thể là loại hộ khẩu nào. Nhóm nghiên cứu có đề xuất đây nên  là một trong các vấn đề chủ chốt mà Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG), chính phủ Việt  Nam và lãnh  đạo chính quyền,  đoàn thể các cấp cần có sự  đồng tình hay tiếp tục  khẳng định sự cam kết, trước khi bàn đến các vấn đề khác. Trong quá trình thảo luận,  các trở ngại như thiếu kinh phí, không được phân bổ ngân sách thường được nhiều  lãnh đạo địa phương nêu ra, xem như là lý do chính cho tình trạng không cung ứng  cho người nhập cư các dịch vụ xã hội cơ bản, bên cạnh lý do sự bảo tồn các nguồn vốn  cho vay nhằm mục tiêu giảm nghèo. Có lẽ điều này bắt nguồn từ việc lãnh đạo các  cấp vẫn còn chưa tính đến số người nhập cư trong khi lập kế hoạch phát triển kinh tế  xã hội dài và ngắn hạn và khi dự toán ngân sách. Nguyên nhân chính một phần  dường như một phần xuất phát từ nhận thức xem người nhập cư không phải là một  bộ phận của cư dân Thành phố do tính chất tạm thời, không ổn định của họ, trong khi  thực tế đại bộ phận vẫn cố gắng trụ lại, xem Thành phố là nơi sinh sống lâu dài, thay  vì tạm thời như nhiều viên chức chính quyền thường nghĩ. Phần khác, có khi do  không nắm được số liệu thống kê chính xác và kịp thời để đưa bộ phận dân cư mới  này vào trong các kế hoạch và dự trù ngân sách. Do đó, nhóm nghiên cứu đề nghị nên  có sự phối hợp  đồng bộ hơn giữa công tác thống kê và lập kế hoạch.  Để làm  được  điều này, trước hết, đề nghị cần đưa tất cả các vấn đề này vào chương trình nghị sự  cuối năm của chính phủ Việt Nam với Nhóm tư vấn các nhà tài trợ. 

 

Quy chế quản lý người nhập cư vào TPHCM

Theo một số lãnh đạo các ban ngành của TPHCM, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở lao  động thương binh xã hội soạn bản dự thảo quy chế quản lý người nhập cư để có thể  ban hành quy chế này vào cuối năm 2003 này. Hiện nay bản dự thảo này đang trong  quá trình xem xét, tham khảo ý kiến của các cấp, các ban ngành liên quan trước khi  chính thức ban hành. Nhiều cán bộ chuyên trách XĐGN mong đợi bản quy chế này sẽ  tác động trực tiếp đến tình trạng của người nhập cư. Một số lãnh đạo tin rằng bản quy  chế này sẽ là giải pháp hữu hiệu để tăng cường trật tự trị an, nhờ tăng cường các quy  định, nguyên tắc và kỹ luật quản lý nhân hộ khẩu và lao động. Theo một bài báo, bản  quy chế sẽ mang đến các cơ hội thuận lợi hơn cho người nhập cư vì họ sẽ được chính  thức công nhận quyền  được lao  động và  được bảo vệ các quyền lợi lao  động chính  đáng của mình, qua Sở LĐTBXH và các Phòng lao động ‐ xã hội ‐ việc làm cấp quận  huyện. Từ các nhận định ban đầu ghi nhận được qua các buổi thảo luận nhóm và hội  thảo, có thể thấy rằng có sự nhấn mạnh các mục tiêu và tác động khác nhau của bản  quy chế. Vì thế, theo nhóm nghiên cứu, làm sao để có các giải pháp vừa giải quyết hài  hoà, thoả đáng các nhiệm vụ của quản lý trật tự, an ninh công cộng, vừa đảm đương  trách nhiệm cung  ứng các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nhập cư là yêu cầu lớn  nhất, quan trọng nhất đặt ra cho bản quy chế này.  

Tài liu Tham kho

Norton, Andy. Đánh giá Tình trạng nghèo có sự tham gia của người dân – Lý thuyết và 

Thực hành. Overseas Development Institute. 2001.   

Save the Children UK (SCUK). Đánh Giá Tình Trạng Nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh.  SCUK. TPHCM: 1999.  

 

SCUK. Tham khảo ý kiến cấp cơ sở về Chiến lược Toàn Diện về Tăng Trưởng và Xóa Đói 

Giảm Nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh. SCUK. TPHCM: 2002.    

Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia. Đổi mới và Phát triển Con người ở 

PHỤ LỤC 1: Phương pháp Nghiên cứu

PH LC 1: Phương pháp Nghiên cu

Phân hạng kinh tế hộ gia đình

Bài tập phân hạng kinh tế hộ gia đình này được bốn (04) phân hạng viên (hai nam, hai  nữ) thực hiện. Các phân hạng viên được mời đến là người dân từ các tổ dân phố, là  những gia đình đã sống tại địa phương lâu năm và tương đối nắm rõ tình hình của tất  cả các hộ gia đình trong tổ dân phố. Để làm bài tập này, tất cả các tổ dân phố trong  hai quận huyện tham gia nghiên cứu đánh giá nghèo đều dùng chung bốn (04) tiêu  chí về phân hạng kinh tế (khá trở lên, trung bình, nghèo và rất nghèo). Tuy nhiên cách  định nghĩa như thế nào là một hộ khá trở lên, trung bình, nghèo hay rất nghèo là do  chính các phân hạng viên quyết định. Trong các buổi làm việc có các phân hạng viên,  thường có mặt tổ trưởng tổ dân phố, có khi họ cũng là một phân hạng viên hoặc là để  hỗ trợ cho các phân hạng viên khác khi họ thiếu các thông tin quan trọng.  

Thảo luận nhóm tập trung với người lớn và thanh niên

Các buổi thảo luận nhóm này được tập trung vào những câu hỏi và những chủ đề xác  định trước. Tại mỗi phường/ xã/ thị trấn, nhóm đánh giá tiến hành ít nhất là 7 cuộc  thảo luận nhóm tập trung dạng này trong đó có các nhóm như sau: nhóm nam nghèo  địa phương, nữ nghèo  địa phương, nam nghèo nhập cư, nữ nghèo nhập cư (bốn  nhóm này  độ tuổi từ 35‐55), thanh niên  địa phương, và thanh niên nhập cư (nhóm  thanh niên độ tuổi 18‐25), và chính quyền phường/ xã/ thị trấn. Ở cấp quận/ huyện, có 

Một phần của tài liệu Tài liệu Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại TPHCM pptx (Trang 57 - 69)